CIP vs CIF – Hai điều kiện này giống và khác nhau như nào theo quy định của Incoterms 2020? Đây đều là những điều khoản quan trọng trong thương mại quốc tế theo nhiều hình thức. Để tránh nhầm lẫn khi sử dụng hai điều kiện này, mọi người đừng bỏ qua thông tin giải đáp sau đây nhé.
Mục lục
Giới thiệu điều kiện CIP và CIF trong Incoterms 2020
CIP vs CIF đều là những điều kiện quan trọng thuộc bộ điều khoản Incoterms. Tuy tên gọi nghe có phần giống nhau nhưng nội dung của hai điều kiện khác nhau nhiều.

Điều kiện CIP
CIP là chữ viết tắt của cụm từ Carriage and Insurance Paid to, nghĩa là Cước phí và Bảo hiểm trả tới. Điều kiện này quy định rõ, người bán hàng sẽ chịu trách nhiệm về chi phí vận tải, bảo hiểm hàng hóa cho đến khi chuyển giao trách nhiệm. Địa điểm chuyển giao trách nhiệm giữa các bên sẽ được quy định rõ trong hợp đồng.
Điều kiện CIF
CIF là chữ viết tắt của cụm từ Cost, Insurance and Freight nghĩa là Giá hàng, Bảo hiểm và Cước phí. Theo đó, người bán khi báo giá sản phẩm theo điều kiện CIF thì giá đó đã bao gồm: giá hàng hóa, cước phí vận chuyển hàng hóa đến địa điểm giao, bảo hiểm hàng hóa. Tương tự, địa điểm chuyển giao trách nhiệm giữa hai bên cũng được quy định rõ trong hợp đồng.
So sánh CIF và CIP: điểm giống và khác nhau giữa hai điều kiện
Để biết được điều kiện CIF và CIP khác nhau như thế nào, chúng ta cần dựa vào các tiêu chí cụ thể.

Khái niệm
Về khái niệm của hai điều kiện đã được nhắc đến ở trên. Trong khi CIP quy định người bán chịu trách nhiệm về tiền cước và bảo hiểm thì CIF chỉ rõ trách nhiệm người bán về tiền hàng, cước phí và bảo hiểm.
Cách thể hiện trên hợp đồng
Đối với cách thức thể hiện trên hợp đồng của điều kiện CIP vs CIF được quy định rõ như sau.
- Điều kiện CIP: CIP [Địa điểm đến theo quy định] Incoterms 2020. Ví dụ như: CIP [Kho ABC, 123 Nguyen Van Linh, District 4, Ho Chi Minh city] Incoterms 2020.
- Điều kiện CIF: CIF [Cảng đến theo quy định] Incoterms 2020. Ví dụ như: CIF [Bến tàu số 1 – Cảng A] Incoterms 2020.
Phương thức vận chuyển
Đây chính là điểm khác biệt quan trọng giữa điều kiện CIP vs CIF. Cụ thể, điều kiện CIF được áp dụng với phương thức vận tải đường biển/đường thủy nội địa. Trong khi đó, điều kiện CIP áp dụng được với hầu hết các phương thức vận chuyển hàng hóa hiện nay.

Nghĩa vụ vận tải
- Điều kiện CIF: quy định rõ địa điểm giao hàng tại cảng đích theo đúng hợp đồng.
- Điều kiện CIP: quy định về nơi giao hàng có thể là bất cứ địa điểm nào. Cho dù đó là cơ sở của người mua, điều này phụ thuộc vào thỏa thuận giữa hai bên.
Chuyển giao rủi ro
- Điều kiện CIP: địa điểm chuyển giao rủi ro giữa người mua và người bán chính là nơi giao hàng cho người vận tải đầu tiên. Kể từ thời điểm này, người bán không còn bất cứ trách nhiệm vào với hàng hóa mặc dù có nghĩa vụ chi trả phí vận chuyển + bảo hiểm hàng hóa đến điểm đích.
- Điều kiện CIF: địa điểm chuyển giao rủi ro giữa hai bên là khi giao hàng thành công lên tàu ở cảng đi. Kể từ thời điểm đó, người người bán không còn bất cứ trách nhiệm vào với hàng hóa mặc dù có nghĩa vụ chi trả cước phí vận chuyển + bảo hiểm hàng hóa đến cảng đích.
Nghĩa vụ người bán
Nghĩa vụ của người bán trong điều kiện CIP vs CIF được quy định rõ như sau:
Điều kiện CIP
- Chuẩn bị, đóng gói hàng hóa đầy đủ và cẩn thận theo quy định.
- Chở hàng đến và giao cho người vận tải đầu tiên.
- Hỗ trợ quá trình thông quan, xuất khẩu hàng hóa.
- Chi trả mọi khoản phí liên quan việc vận chuyển hàng hóa cho đến điểm đích trong hợp đồng.
- Mua và chi trả phí bảo hiểm hàng hóa trong quá trình chuyển đến điểm đích.
- Cung cấp giấy tờ, chứng từ liên quan cho người mua: phí bảo hiểm, phí vận chuyển, thủ tục xuất khẩu…
Điều kiện CIF
- Chịu mọi trách nhiệm về rủi ro hàng hóa cho đến khi hàng được giao lên tàu ở cảng đi.
- Chi trả mọi cước phí vận chuyển hàng hóa cho đến cảng đích.
- Mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển đến cảng đích.
- Làm thủ tục thông quan, xuất khẩu hàng hóa.
- Thông báo, cung cấp giấy tờ chứng từ liên quan cho người mua khi hàng hóa đến cảng đích.
Nghĩa vụ người mua
Nghĩa vụ của người mua theo điều kiện CIP vs CIF được quy định rõ như sau:
Điều kiện CIP
- Chịu trách nhiệm về hàng hóa khi được giao cho người vận tải đầu tiên.
- Làm thủ tục thông quan, nhập khẩu hàng hóa.
- Nhận thông báo, giấy tờ chứng từ liên quan từ người bán để hoàn tất các thủ tục nhập khẩu.
Điều kiện CIF
- Chịu mọi trách nhiệm rủi ro hàng hóa kể từ khi hàng được giao lên tàu tại cảng đi.
- Hoàn tất thủ tục thông quan, nhập khẩu hàng hóa.
- Nhận giấy tờ, chứng từ liên quan từ người bán để nhập khẩu hàng hóa.
Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm của điều kiện CIP có phần toàn diện hơn điều kiện CIF.
- Điều kiện CIF: người bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa vận chuyển từ cảng đi đến cảng đích.
- Điều kiện CIP: người bán chịu trách nhiệm mua bảo hiểm hàng hóa từ khi giao hàng cho người vận tải đầu tiên đến khi hàng cập đến điểm đích.
Cách tính giá CIP và CIF
- Công thức tính giá CIP = Giá hàng hóa + Phí bảo hiểm hàng hóa + Cước phí vận chuyển đến địa điểm đích.
- Công thức tính giá CIF = Giá hàng hóa + Phí bảo hiểm hàng hóa + Cước phí vận chuyển đến cảng đích.
Như vậy, bài viết đã so sánh chi tiết điều kiện CIP vs CIF qua các tiêu chí cụ thể rồi. Để được tư vấn cụ thể về cách lựa chọn điều kiện phù hợp khi giao thương quốc tế, mọi người hãy liên hệ đến Cogoport nhé. Thương hiệu uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ thương mại toàn cầu, đáp ứng tốt các nhu cầu vận chuyển hàng hóa nội địa/quốc tế.
Lựa chọn Cogoport, quý khách hàng nhận được nhiều lợi ích:
- Được tư vấn tận tình chọn ra gói dịch vụ vận tải hàng thích hợp.
- Hưởng mức giá ưu đãi với nhiều khuyến mãi.
- Hỗ trợ tính toán chi phí theo cách tối ưu nhất.
- Lựa chọn một trong nhiều phương thức vận chuyển đảm bảo sự tiện lợi.
- Cung cấp dịch vụ tài chính tuyệt vời, hỗ trợ trả sau giúp cải thiện tài chính doanh nghiệp.
- Đưa ra các giải pháp quản lý thương mại chuyên nghiệp, hỗ trợ khách hàng tối đa.
Vậy nên quý khách hàng có nhu cầu vận tải hàng hóa trong nước/quốc tế hãy liên hệ đến công ty để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.
Bình luận về chủ đề post