5 sai lầm khi sử dụng máy ép chậm

Máy ép chậm chắc hẳn là món đồ gia dụng quen thuộc với nhiều gia đình Việt Nam. Tuy nhiên, sử dụng không đúng cách có thể khiến tuổi thọ và hiệu suất của thiết bị giảm, không đảm bảo chất lượng cho nước ép thành phẩm. Bài viết dưới đây tiết lộ 5 sai lầm khi sử dụng máy ép chậm, mời các bạn cùng theo dõi!

1. Không vệ sinh máy sau khi sử dụng

Máy ép chậm sau khi sử dụng nếu không được vệ sinh nhanh chóng có thể gây ra nhiều hệ quả nghiêm trọng cho thiết bị, chất lượng nước ép, cũng như sức khoẻ người sử dụng. Cụ thể:

Ngay sau khi sử dụng, bạn cần nhanh chóng tháo rời các bộ phận của máy, dùng nước ấm, chất tẩy rửa trung tính, và bàn chải, bọt biển mềm chà rửa nhẹ nhàng từng bộ phận, đặc biệt là lưới lọc và các khe rãnh, để đảm bảo thiết bị sạch sẽ, sẵn sàng cho lần sử dụng tiếp theo.

Vệ sinh máy ngay sau khi sử dụng giúp kéo dài tuổi thọ, đảm bảo chất lượng nước ép thành phẩm

2. Ép quá nhiều nguyên liệu cùng một lúc

Với tốc độ quay chậm và dựa vào lực ép sinh ra từ trục truyền chuyển động, việc liên tục đưa quá nhiều rau củ quả vào máy có thể gây áp lực lớn lên động cơ và khiến máy tắc nghẽn.

Để hạn chế tình trạng kẹt xơ bã ở máy, các nguyên liệu nên được đưa vào máy từ từ để đảm bảo thiết bị có thời gian xử lý phần nguyên liệu cũ trước khi thực hiện ép phần mới. Đồng thời, bạn không nên sử dụng thanh đẩy thúc ép quá nhiều nguyên liệu cùng một lúc, hãy để chúng đi xuống cối ép một cách tự nhiên, nhẹ nhàng và chỉ sử dụng thanh đẩy khi rau củ quả của bạn bị kẹt hoặc nằm ngang.

Đưa quá nhiều nguyên liệu vào máy có thể gây áp lực lên động cơ, làm tắc nghẽn thiết bị

3. Không cắt nhỏ nguyên liệu trước khi ép

Công suất là yếu tố quan trọng quyết định hiệu suất và loại nguyên liệu bạn có thể ép. Tuỳ thuộc vào nhu cầu ép ít hay nhiều và tần suất sử dụng của gia đình, bạn nên chọn công suất máy ép chậm phù hợp.

Tuy nhiên, dù chọn thiết bị công suất như thế nào thì để máy ép dễ dàng xử lý nguyên liệu và hạn chế tình trạng kẹt xơ bã, các loại trái cây nhiều xơ như cà rốt, táo, lê,… nên được cắt thành từng miếng vừa ống tiếp nguyên liệu. Đối với các loại rau lá nhiều xơ dài như cần tây, cải bó xôi,… nên cắt thành các đoạn ngắn từ 1 – 3 cm, hoặc cuộn tròn lại rồi đưa vào máy.

Cắt nhỏ nguyên liệu trước khi ép giúp máy hoạt động mượt mà, hạn chế tình trạng kẹt xơ bã

4. Không loại bỏ vỏ và hạt cứng

Vỏ và hạt cứng nếu ép chung có thể làm ảnh hưởng đến hương vị nước thành phẩm và gây hại cho sức khỏe người dùng.

Trong một số loại hạt trái cây như táo, đào, mơ, cherry… chứa một số chất như amygdalin, cyanogenic glycosides,…  có thể chuyển hoá thành cyanide gây độc cho cơ thể. Loại chất độc này tác động trực tiếp đến hệ hô hấp, gây ra các triệu chứng như đau đầu, nóng lưỡi, đau bụng, chóng mặt, kích thích và thậm chí là tử vong.

Ngoài ra, vị đắng, chát,… của vỏ khi ép chung còn có thể làm hỏng hương vị nước ép thành phẩm. Do đó, bạn đừng quên sơ chế kĩ vỏ trái cây và loại bỏ hạt cứng trước khi đưa vào máy ép nhé!

Một số loại hạt cứng trái cây có chứa chất độc gây hại cho sức khoẻ

5. Sử dụng nguyên liệu không phù hợp

Máy ép chậm có khả năng xử lý nhiều loại rau củ quả từ các loại quả mềm, mọng nước (cà chua, cam,…) đến các loại quả cứng (cà rốt, ổi, cóc,…), rau lá nhiều xơ (cần tây, cải bó xôi,…), nhưng không được khuyến khích sử dụng với rau củ quả quá cứng hoặc quá mềm.

Một số loại trái cây quá cứng như mía hay quá mềm với hàm lượng tinh bột cao như chuối, bơ dễ làm hỏng trục quay hoặc gây tắc nghẽn máy ép. Đối với các loại trái cây ít nước và giàu tinh bột như vậy, bạn nên sử dụng làm sinh tố, smoothie thay vì ép nước để đảm bảo giữ được dưỡng chất và cấu trúc đồ uống tốt nhất.

Trong quá trình sử dụng máy ép chậm, bạn cũng nên xen kẽ các loại nguyên liệu cứng, mềm – ít xơ, nhiều xơ, bởi nguyên lý các chất lỏng từ rau củ mềm sẽ giúp cuốn trôi bã rau củ cứng, giúp máy ép hoạt động mượt mà hơn và giảm thiểu nguy cơ tắc nghẽn. Tham khảo ngay cách sử dụng máy ép chậm đúng chuẩn để đảm bảo thiết bị bền lâu, duy trì tuổi thọ và hạn chế tình trạng tắc nghẽn nhé.

Ép các loại nguyên liệu quá cứng như mía hoặc quá nhiều tinh bột như bơ, chuối có thể khiến máy ép bị kẹt 

Như vậy, bài viết vừa chia sẻ 5 sai lầm khi sử dụng máy ép chậm mà người dùng thường mắc phải. Hy vọng những phân tích trên đã cung cấp cho bạn những thông tin và lời khuyên hữu ích, giúp bạn biết cách sử dụng máy ép chậm một cách thông minh và hiệu quả. 

Exit mobile version