3 “sự thật” về ngành Quản trị Kinh doanh các sĩ tử nên biết

3 “sự thật” về ngành Quản trị Kinh doanh các sĩ tử nên biết

Quản trị Kinh doanh là ngành học rộng, bao quát toàn bộ những kiến thức thuộc lĩnh vực kinh doanh. Hàng năm, Quản trị Kinh doanh có số lượng tuyển sinh lớn và dành được nhiều sự quan tâm từ các sĩ tử. Khi lựa chọn theo học Quản trị Kinh doanh, sĩ tử cần tìm hiểu kỹ để nắm bắt cơ hội phát triển trong ngành. Dưới đây là 3 “sự thật” về ngành Quản trị Kinh doanh mà các sĩ tử nên biết!

1. Học Quản trị Kinh doanh tốt nghiệp sẽ làm trái ngành?

Trước khi đưa ra quyết định lựa chọn ngành Quản trị Kinh doanh, nhiều sĩ tử vẫn băn khoăn với nỗi lo Quản trị Kinh doanh ra làm gì, liệu tốt nghiệp xong có làm trái ngành không? 

Thông thường, các chương trình đào tạo Quản trị Kinh doanh thường định hướng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp sẽ trở thành các Chuyên viên kinh doanh hoặc có thể trở thành các doanh nhân tự khởi nghiệp kinh doanh. Tuy nhiên hiện nay, thực trạng sinh viên sau khi tốt nghiệp thường gặp khó khăn trong việc tìm kiếm công việc phù hợp với chuyên môn. 

Với ngành Quản trị kinh doanh, tỷ lệ làm trái ngành cũng khá cao. Vấn đề trên có thể xuất phát từ những lý do:

Như vậy, có thể thấy, sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh do được học tập với nhiều lĩnh vực, đa dạng kiến thức nên tỷ lệ ra trường làm trái ngành thường khá cao. Đây chính là một trong những “sự thật” mà sinh viên theo học nên nắm rõ. 

Với lượng kiến thức đa lĩnh vực, sinh viên học Quản trị Kinh doanh có xu hướng làm việc trái ngành cao

2. Ngành Quản trị Kinh doanh có tỷ lệ thất nghiệp cao?

Hiện nay, có nhiều cơ sở giáo dục xây dựng và tuyển sinh sinh viên cho chương trình học Quản trị Kinh doanh. Bên cạnh đó, ngành học cũng luôn là ngành có khối lượng sinh viên đông đảo. Ngoài ra, nhiều định kiến cho rằng ngành học mông lung về cơ hội việc làm do lượng kiến thức quá lớn,… là những lý do nhiều người cho rằng ngành có tỷ lệ thất nghiệp cao.

Tuy nhiên, thực tế triển vọng của ngành Quản trị kinh doanh trong tương lai vô cùng hứa hẹn và đầy tiềm năng. Sự phát triển không ngừng của nền kinh tế toàn cầu làm cho nhu cầu về những chuyên gia quản lý và lãnh đạo trong các tổ chức kinh doanh ngày càng trở nên quan trọng. Bất cứ doanh nghiệp nào muốn phát triển bền vững đều cần phải có những chuyên gia có đủ kiến thức, kỹ năng chuyên môn trong kinh doanh.

Mặt khác, lượng kiến thức lớn giúp sinh viên có đủ những hiểu biết về đa dạng các lĩnh vực, có cái nhìn tổng quan trong kinh doanh cũng đem đến nhiều cơ việc làm, đáp ứng sự đòi hỏi của thời kỳ kinh tế toàn cầu hóa và thậm chí giúp sinh viên có cơ hội tự khởi nghiệp,… 

Có thể thấy, Quản trị Kinh doanh không phải ngành học có tỷ lệ thất nghiệp cao mà ngược lại còn đem đến nhiều triển vọng tiềm năng. Sinh viên theo học ngành Quản trị Kinh doanh có vô vàn cơ hội, lựa chọn để phát triển con đường sự nghiệp của mình. 

Sự phát triển của nền kinh tế cùng nhu cầu về nguồn nhân lực chất lượng làm tăng cơ hội có việc làm của sinh viên Quản trị Kinh doanh

3. Học Quản trị Kinh doanh, bằng giỏi không có nghĩa được đánh giá cao

Trong quá trình tuyển dụng thực tế, trong hầu hết các ngành, bằng cấp chỉ là sự khởi đầu cho cơ hội việc làm. Đặc biệt sau khi học Quản trị Kinh doanh, sinh viên tốt nghiệp cần nhiều hơn một tấm bằng tốt để cho thấy giá trị, năng lực và sự phù hợp của bản thân với doanh nghiệp. 

Cụ thể, để đáp ứng các tiêu chí đánh giá của nhà tuyển dụng lớn, ngoài bằng cấp, sinh viên cần trang bị cho bản thân những điều sau:

Bên cạnh kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp, nhà tuyển dụng còn có thể đánh giá sự phù hợp của sinh viên dựa trên thái độ làm việc, văn hóa ứng xử cùng một số kỹ năng mềm (kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,…). 

Bên cạnh bằng cấp, nhà tuyển dụng còn đánh giá sinh viên ngành Quản trị Kinh doanh qua nhiều yếu tố, tiêu chí khác

Như vậy, khi tìm hiểu về ngành Quản trị Kinh doanh, các sĩ tử cần quan tâm đến khả năng phát triển nghề nghiệp, những cơ hội mà bản thân có thể có sau khi tốt nghiệp. 3 “sự thật” trên là những điều mà sĩ tử nên nắm rõ để đưa ra quyết định và lựa chọn phù hợp. Chúc các bạn sớm đưa ra quyết định và hài lòng với con đường mà bản thân lựa chọn!

Exit mobile version